DOANH NGHIỆP CÓ NÊN ĐĂNG KÝ NHIỀU NGÀNH NGHỀ KHI THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP?
Đứng trên lập trường là một doanh nghiệp đi trước, đã và đang giải quyết các vấn đề pháp lý cho hơn 20.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa, thông tin và phân tích về vấn đề trên như sau.
Doanh nghiệp có nên đăng ký nhiều ngành nghề khi thành lập doanh nghiệp?
1. Đăng ký nhiều ngành nghề để tránh phải thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh
Có rất nhiều lý do để người chủ doanh nghiệp quyết định đăng ký nhiều ngành nghề kinh doanh để trong quá trình hoạt động kinh doanh không phải làm thủ tục thay đổi, bổ sung.
Đây thực sự là một quyết định sai sót rất nghiêm trọng, vì theo Luật Doanh nghiệp 2014 quy định:
- Ngành nghề kinh doanh của công ty không hiển thị trên Giấy CN ĐKDN nhưng vẫn được Phòng ĐKKD ghi nhận trên Giấy xác nhận thông tin doanh nghiệp và niêm yết công khai trên cổng thông tin doanh nghiệp Quốc gia.
Công ty là công cụ để tạo dựng sự nghiệp và phát triển kinh doanh do đó chúng ta cần nghiêm túc và tận tâm trong mỗi bước đi, mỗi quyết định.
Việc đăng ký nhiều ngành nghề làm cho tiềm lực công ty không được chuyên nghiệp và có vẻ “ tạp hóa” ôn đồm quá nhiều thứ không tạo được thiện cảm và niềm tin khi đối tác muốn nắm bắt lĩnh vực kinh doanh chính của doanh nghiệp.
Qua đó, chúng ta có thể thấy việc đăng ký nhiều ngành nghề đem lại những hệ lụy và kết quả không mong muốn.
Đăng ký nhiều ngành nghề nhưng chưa hẳn chủ doanh nghiệp nào cũng biết được lĩnh vực nào công ty đã được phép kinh doanh, lĩnh vực nào thì chưa?
Đây là nguyên nhân dẫn đến những sai phạm kèm theo sau đó, như: Xuất Hóa đơn khi chưa đăng ký kinh doanh, chưa đủ điều kiện kinh doanh nhưng vẫn kinh doanh,...
Vậy nên tốt nhất doanh nghiệp hãy và nên đăng ký đúng ngành nghề mà mình kinh doanh / Đăng ký 1 bộ ngành nghề cũng loại.
Đồng thời, hãy dành thời gian tham khảo, tìm hiểu và cập nhật kiến thức, thông tin mới qua các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thủ tục thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh để khi doanh nghiệp cần thêm ngành nghề thì có thể tự tiến hành thủ tục, sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn.
2. Đăng ký nhiều ngành nghề để tránh trường hợp khi pháp luật có thay đổi sẽ không đăng ký thêm được.
Có một số người nhận định rằng: Mất công làm một lần thì đăng ký cho nhiều, để từ đó yên tâm làm ăn không phả lo đến các thủ tục pháp lý nữa.
Tại sao lại họ lại có quan điểm như vậy? Có thể trả lời: Đó là họ thực sự không tìm hiểu hoặc chưa tìm hiểu kỹ và nắm bắt các quy định pháp lý rất mù mờ, dẫn đến tâm lý ngại tiếp xúc và thực hiện các thủ tục pháp lý nên làm một lần cho tiện.
Tuy nhiên chúng ta nên biết rằng ngành nghề có trên Giấy phép kinh doanh chỉ là điều kiện cần, còn điều kiện đủ là doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện theo pháp luật chuyên ngành mới được kinh doanh. Đặc biệt là các ngành nghề có quy định phải có vốn pháp định hoặc phải có chính chỉ hành nghề mới được phép đăng ký kinh doanh.
Do đó, khi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh mà không đáp ứng đủ 2 điều kiện này thì tức là doanh nghiệp đang hoạt động sai luật và sẽ bị chế tài theo quy định.
Ngoài ra, khi quy định mới của luật được áp dụng thì luôn có điều khoản kế thừa, điều khoản chuyển tiếp để áp dụng cho doanh nghiệp đăng ký ngành nghề trước và sau khi Văn bản pháp luật có hiệu lực.
Chính vì vậy, quan điểm đăng ký đón đầu thực sự không lại lợi ích cho doanh nghiệp ngược lại còn khiến doanh nghiệp bỏ lỡ các ưu đãi về kinh doanh theo luật hiện hành.
3. Không tìm được mã ngành tương ứng nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn các ngành nghề hơi giống với ngành nghề của mình là đăng ký
Liệu đây có phải là một lựa chọn sáng suốt? Trên thực tế, chúng ta quá chú tâm đến việc chọn lựa cho được nhiều ngành nghề để kinh đăng ký kinh doanh mà vô tình bỏ qua việc tìm hiểu về các điều kiện cần có của ngành nghề kinh doanh chính.
Điều này đã tạo một lỗ hổng pháp lý khá lớn trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty, và khi có kiểm tra hay thanh tra doanh nghiệp đã không đáp ứng đủ được các điều kiện mà mình cần có đối với ngành nghề đang kinh doanh – Tức là doanh nghiệp đã phạm luật.
Vậy,
Các chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư trước khi quyết định thành lập công ty hãy tìm hiểu và nắm bắt thật kỹ các thủ tục quy định pháp lý đối với:
- Từng loại hình doanh nghiệp.
- Các quy định và điều kiện của ngành nghề kinh doanh.
- Các quy định trong quản lý, điều hành doanh nghiệp.
- Nếu không đủ chuyên môn và thời gian hãy tìm kiếm một đơn vị làm dịch vụ pháp lý nhiều năm kinh nghiệm và uy tín: Để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.
Từ đó, sẽ có được sự nhìn nhận chính xác và đưa ra quyết định tốt nhất để định hướng cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp trong tương lai.